8 mẹo sau đây của Jodie Foster sẽ giúp bạn, bất kể bạn là diễn viên thuộc trình độ nào, có thể nâng cao trình độ diễn xuất lên.
1. Bóc tách quá trình
Có ba lớp lang trong quá trình diễn xuất: Những điều mà nhân vật đang truyền tải/thể hiện, những gì nhân vật đang giấu diếm, và phần vô thức bên trong nhân vật. Diễn viên có thể làm việc với từng lớp lang một hoặc cả ba lớp lang này cùng một lúc. Hãy xem nhiều phim để nghiên cứu, học tập các diễn viên nổi tiếng và xem cách họ truyền tải các lớp lang này.
2. Tìm câu chuyện cá nhân
Tìm kiếm điều gì truyền cảm hứng cho bạn, những gì lôi cuốn bạn, và những gì bạn đam mê là chìa khóa để tìm kiếm bạn là ai. Hãy nghĩ về khoảnh khắc trong cuộc đời thực sự nổi bật dành cho bạn, có thể là điều gì đó khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ. Một khi bạn tìm thấy những điều gây xúc động và truyền cảm hứng cho bạn, bạn có thể sử dụng cảm xúc đó để lay động và truyền cảm hứng cho những người khác.
3. Trải nghiệm quá trình
Diễn xuất không chỉ là về sử dụng một kỹ thuật diễn xuất đặc biệt nào đó để đạt được kết quả cụ thể. Diễn xuất cần một quá trình tự nhiên, không phải là nơi bạn phải ép buộc bản thân thể hiện một cảm xúc cụ thể. Đừng ngăn cản chính bản thân mình bằng việc cần đạt được kết quả cảm xúc cụ thể, thay vào đó tập trung vào cảm nhận chính cảm xúc đó.
4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Mài dũa các kỹ năng truyền tải lời thoại, nhưng cũng đảm bảo là bạn phải kết hợp các cử chỉ, biểu cảm trên mặt, và lựa chọn giọng để truyền tải nhân vật. Đa số diễn viên giỏi nghiên cứu vai diễn của họ rất kỹ. Vậy nên, hãy nghiên cứu vai diễn của bạn để tìm những nét điệu bộ và kiểu cách bạn có thể mang đến cho một loại nhân vật cụ thể.
Tham khảo
5. Đọc
Cuốn An Actor Prepares (1936) của Constantin Stanislavski là cuốn sách căn bản được biết đến bởi đa số diễn viên chuyên nghiệp. Stanislavski trình bày kiến thức của ông về nghề diễn xuất thông qua hình thức bán-hư cấu.
6. Mạo hiểm
Một số đạo diễn không cho phép diễn viên nhiều tự do, được mạo hiểm và thử nghiệm với nhân vật khi on set. Nếu bạn có khả năng đó, đừng ngần ngại khám phá các cảm xúc của nhân vật. Trong quá trình thử vai, hãy đưa ra những lựa chọn táo bạo và thông minh mà có thể hữu hiệu đúng cách đối với câu chuyện.
7. Hiểu vai diễn
Trước khi giám đốc casting lựa chọn diễn viên, điều quan trọng là đôi bên đang nói cùng ngôn ngữ, và diễn viên hiểu được câu chuyện. Hãy thổi hồn vào nhân vật với các kỹ năng diễn xuất, và giữ bản thân cởi mở, sẵn sàng, và linh hoạt với những người bạn diễn đang cộng tác cùng. Điều này có thể giúp bạn trong cả phòng thử vai và khi trên trường quay.
8. Show, don’t tell
Thông thường, các nhân vật nói chuyện về họ cảm thấy như thế nào trong một cảnh không phải là cách hiệu quả. Không có gì tệ hơn trên màn ảnh bằng việc các nhân vật nói toẹt ra ‘Đây là cảm xúc của họ’. Bạn muốn nhìn thấy, và muốn thể hiện – chứ không phải là nghe ai đó nói về điều đó. Những diễn viên giỏi biết cách thể hiện mà không cần kể ra.
(Nguồn: Masterclass)
Tham khảo