Bài tập 1: Vật thể cơ bản (basic object exercise)
Những đặc điểm từ thói quen hàng ngày để ứng dụng trong diễn xuất. Bài tập vật thể cơ bản sẽ giúp bạn tự ý thức được những hành động nhỏ bạn thực hiện trong cuộc sống. Mục đích của bài tập này còn được gọi là “hai phút của cuộc sống hàng ngày”, là để tái tạo các hoạt động bạn thực hiện thường nhật giống thật và tự nhiên hết mức có thể. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ tập trong vào những chi tiết mà bình thường bạn sẽ không nghĩ đến.
Hãy nghĩ đến việc pha cho bạn một tách café hay trà. Thông thường, chúng ta không nghĩ nhiều đến việc với tay lấy cốc, hoặc rót café nóng vào cốc. Với bài tập này, hãy tập trung vào cảm giác/cảm xúc của bạn khi thực hiện từng bước. Bạn sẽ có thể cho vào vốn diễn xuất bất kỳ hành vi, chuyển động hoặc phản ứng mà trước đây bạn không để ý tới.
Hãy coi hai phút chuẩn bị và rót café đó như một cảnh phim với bạn là nhân vật chính. Bạn có thể quay phim lại quá trình mình thực hiện hành động để so sánh vẻ ngoài và cảm xúc với khi bạn thực hiện mà không có máy quay.
Bài tập 2: Tưởng tượng (imagination exercise)
Bài tập tưởng tượng giúp phát triển các kỹ năng sáng tạo để bạn có thể sử dụng bất kỳ lúc nào. Bài tập này khá đơn giản: Lựa chọn bất kỳ vật thể nào và mô tả nó. Hãy cố gắng đơn giản nhưng cụ thể hết mức, bao gồm những chi tiết như kích thước, hình dáng, chất liệu và màu sắc.
Mục tiêu của bạn là có thể mô tả thế giới xung quanh thật nhanh. Bài tập sẽ giúp nới lỏng các khả năng sáng tạo và có thể dễ dàng đi đến trạng thái mà nhà tâm lý học Adler gọi là “du hành”. Đây là khi trí tưởng tượng của bạn vượt ra ngoài khỏi vẻ ngoài của một sự vật nào đó và đi đến điều sự vật này nói với bạn. Ví dụ, bông hồng đỏ gợi nhớ cho bạn đến một bộ váy đỏ ai đó mặc tại bữa tiệc, và điều này gợi nhớ cho bạn đến đồ ăn bạn đã ăn tối hôm đó, và sau đó gợi nhớ đến bài hát được trình diễn tại buổi tiệc…
Bài tập 3: Đóng gói đồ với các hoàn cảnh khác nhau
Konstantin Stanislavski, được biết đến là người cha của diễn xuất hiện đại, đã phát hiện ra “hoàn cảnh có sẵn” trong một cảnh. Điều này bao gồm toàn bộ bối cảnh và điều kiện xung quanh nhân vật, bao gồm bối cảnh lịch sử, nơi sinh sống, nghề nghiệp, nhân vật là ai trong một mối quan hệ.
Xác định hoàn cảnh có sẵn đến từ phân tích kịch bản chi tiết. Nhưng ngoài ra, một cách để giúp bạn nắm được hoàn cảnh có sẵn là hỏi những câu hỏi cơ bản về nhân vật, bao gồm:
- Ai?
- Khi nào?
- Ở đâu?
- Tại sao?
- Vì lý do gì?
- Như thế nào?
Mục đích của bài tập này là cho bản thân một nhóm các hoàn cảnh có sẵn và sau đó đóng gói đồ, thông qua diễn kịch câm hoặc sử dụng các vật thể dưới điều kiện cho sẵn. Ví dụ, cho đồ vào balo khi bạn là sinh viên năm nhất đang bị đi học muộn và bạn có thể bị trượt lớp học này nếu còn nghỉ học. Sau đó, đóng gói đồ vào balo khi bạn là một người lính đang trên đường về nhà gặp người yêu dấu. Hãy thử tất cả mọi loại tình huống khác nhau và để hoàn cảnh đặt ra chỉ đường cho các quyết định của bạn.
Tham khảo
Bài tập 4: Nói linh tinh (gibberish)
Viola Spolin, được coi là người mẹ của sân khấu ứng tác, đã phát triển một loạt các trò chơi ứng tác để giúp diễn viên hiện diện và thể hiện bản thân tự do trên sân khấu hoặc trước ống kính.
Một trong những trò chơi này là nói linh tinh. Mục đích của bạn là kể một câu chuyện, sử dụng những từ ngữ không có ý nghĩa gì, trong khi bạn diễn phiên dịch những gì bạn đang nói dựa trên các chuyển động cơ thể và ẩn ý của điều bạn truyền đạt. Có một số cách ở trình độ nâng cao để chơi trò chơi nói linh tinh, phụ thuộc và bạn có bao nhiêu bạn diễn (hoặc khán giả). Trong một phiên bản, hai diễn viên sẽ phải thực hiện một cuộc đối thoại (hoặc một cảnh) trong khi người thứ ba phiên dịch những điều họ đang nói. Trong một phiên bản khác, diễn viên sẽ thực hiện một tình huống – thông thường là được gợi ý bởi khán giả - trong khi một người quan sát từ bên ngoài nói với họ một cách ngẫu nhiên khi nào thì đổi giữa nói linh tinh và nói bình thường.
Giống như tất cả các trò chơi của Spolin, bài tập này giúp diễn viên sống trong khoảnh khắc, thể hiện ngẫu nhiên một cách sáng tạo, và tạo ra những khoảnh khắc với bạn diễn. Đây là một phần của việc học cách truyền tải ý nghĩa đằng sau từ ngữ, không chỉ đơn thuần là bản thân những từ ngữ đó.
Bài tập 5: Lặp lại (repetition exercise)
Sanford Meisner - người đã phát triển một phương pháp hướng dẫn diễn xuất mà ngày nay được gọi là kỹ thuật Meisner - nhấn mạnh về hiện thực của hành động, tin rằng sự lặp đi lặp lại sẽ cho diễn viên khả năng dựa vào bản năng tự nhiên thay vì phải nghĩ quá nhiều trong khi diễn xuất. Bài tập lặp đi lặp lại nổi tiếng của ông nên được thực hiện giữa hai người.
Để bắt đầu, bạn ngồi đối diện với bạn diễn và nói lên một quan sát. Điều này có thể đơn giản như nói rằng “Mắt bạn màu xanh”. Bạn diễn sẽ nhắc lại quan sát này với bạn, giống như bạn từng từ một và với cùng ngữ điệu. Phần quan trọng nhất trong tất cả mọi giai đoạn của bài tập này là chủ động lắng nghe bạn diễn. Đừng lo lắng về những từ ngữ hoặc ý nghĩa được nói ra, bạn chỉ cần quan tâm đến cách truyền đạt. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào trong tông giọng hoặc cách dùng từ của bạn diễn, bạn cần cố gắng làm giống như vậy.
Diễn viên 1: Mắt bạn màu xanh.
Diễn viên 2: Mắt bạn màu xanh.
Diễn viên 1: Mắt bạn màu xanh.
Diễn viên 2: Mắt bạn màu xanh.
Bước tiếp theo của bài tập này là hồi đáp lại bạn diễn với góc nhìn của bạn. Hãy cho phép bản thân trả lời bằng bản năng, theo như tông và cách truyền đạt của bạn diễn.
Diễn viên 1: Mắt bạn màu xanh.
Diễn viên 2: Mắt tôi màu xanh.
Diễn viên 1: Mắt của bạn màu xanh đúng không?
Diễn viên 2: Mắt tôi màu xanh.
Mục đích là bước vừa rồi là để tiến tới phiên bản phức tạp nhất của bài tập lặp lại. Trong đó, hai diễn viên hội thoại phức tạp qua lại với nhau hoàn toàn dựa trên những quan sát của diễn viên này đối với diễn viên kia. Đến thời điểm này, bạn đã không còn nghĩ đến bản thân nữa mà chỉ phản ứng với những gì được đưa ra cho bạn.
Diễn viên 1: Mắt bạn màu xanh.
Diễn viên 2: Mắt tôi màu xanh.
Diễn viên 1: Mắt bạn màu quá xanh.
Diễn viên 2: (cựa quậy trên ghế) Mắt tôi màu quá xanh ư?
Diễn viên 1: Bạn không thấy thoải mái.
Diễn viên 2: Tôi không thấy thoải mái.
Diễn viên 1: (cười) Bạn không thấy thoải mái.
Diễn viên 2: Bạn thấy là chuyện này buồn cười.
Diễn viên 1: (cười nhăn nhở và nhìn tránh đi) Tôi không nghĩ là chuyện đó buồn cười.
Diễn viên 2: Bạn nói dối.
Bài tập 6: Trò chơi tấm gương (mirror game)
Để chơi trò chơi này, hai người đứng đối diện nhau và trả vờ họ là hình ảnh phản chiếu trong gương của người kia. Một diễn viên khởi đầu chuyển động trong khi diễn viên kia cố gắng bắt chước y hệt. Một thời gian sau, hai người đổi vai. Mục tiêu của bạn là không nghĩ đến chuyển động nào khác ngoài những chuyển động của bạn diễn và phải bắt chước lại. Bài tập này giúp bạn rèn luyện khả năng chủ động tập trung vào bạn diễn vào mọi lúc.
Bài tập 7: Đi trong không gian (spacewalk)
Đi trong không giản là một bài tập để học cách sử dụng môi trường của bạn, trở nên thoải mái hơn với cơ thể và phát triển khả năng tưởng tượng. Mục tiêu của bạn là di chuyển xuyên qua một không gian được định trước, ý thức cao độ về không gian xung quanh và cảm giác về không gian này để tạo ra một lối đi xuyên qua. Sau đó, bạn chuyển sang các môi trường tưởng tượng khác, chú ý đến cảm giác trong các môi trường này.
Hãy thử một vài gợi ý sau đây và dành vài phút cho từng gợi ý.
Bắt đầu bằng đi bộ bình thường. Tập trung vào môi trường của bạn.
Sau đó, tưởng tượng bạn đang đi qua bùn lầy. Nghĩ về cảm giác của môi trường này, cách cơ thể bạn sẽ di chuyển, và độ khó. Ví dụ, bạn có thể đi chậm hơn vì bùn lầy khiến giầy của bạn bị dính.
Bây giờ, trả vờ bạn đang đi qua các hòn đá trong hồ. Thực hiện các quan sát tương tự như trên.
Sau đó, trả vờ bạn đang đi qua tuyết lạnh cóng.
Bài tập 8: Đi như nhân vật (character walk)
Bài tập này tương tự như bài tập trên, nhưng bạn phải chú ý vào sáng tạo nhân vật. Bạn sẽ đi bộ từ một điểm này đến một điểm khác như một nhân vật (không phải là chính bạn). Hãy nghĩ đến lai lịch cụ thể của nhân vật, tính cách, và các tình huống đặt ra gây ảnh hưởng đến cách nhân vật đi lại. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy viết ra một vài gợi ý và đặt bấm giờ cho từng phần. Nếu bạn có một bạn diễn, người kia có thể đưa ra gợi ý cho bạn.
Hãy thử những gợi ý sau đây và dành vài phút cho từng gợi ý.
Đi bộ như người mẫu.
Đi bộ như vũ công.
Đi bộ như diễn viên nổi tiếng.
Đi bộ như cầu thủ bóng đá.
Đi bộ như CEO.
Đi bộ như người lính.
Nếu muốn tập nâng cao, hãy thêm bối cảnh cho từng nhân vật.
Đi bộ như sinh viên năm hai vừa thắng xổ số.
Đi bộ như vận động viên bóng rổ vừa thua giải thưởng $10,000.
Đi bộ như khách du lịch trong một thành phố bạn chưa từng đến.
Tham khảo