Đây có thể là một bản sưu tập các chất liệu vật lý hoặc kỹ thuật số có liên quan đến chủ đề hoặc thông điệp của dự án, cho phép bạn biểu đạt tầm nhìn theo một cách có tổ chức mà không cần phải giải thích bằng lời. Ví dụ, khi bạn đang tham gia vào việc thiết kế bối cảnh, mood board đơn giản có thể chỉ là những bức ảnh ở các địa điểm khác nhau mà phù hợp với tầm nhìn, thẩm mỹ mà bạn muốn sáng tạo trên phim của mình.
Mood board đóng vai trò là một điểm tham khảo quan trọng xuyên suốt quá trình sáng tạo nói chung và làm phim nói riêng.
Trong bài viết này, bạn có thể khám phá các kiến thức cơ bản cần thiết để tạo một mood board cho phim.
1. Thu thập những chất liệu truyền cảm hứng
Đây là bước đầu tiên để tạo mood board. Hãy lựa chọn một cách sáng tạo, bất kỳ chất liệu gì bao gồm ảnh từ các bộ phim yêu thích, ảnh chụp, hội họa, và bất kỳ chất liệu nào khác có thể tạo ra hiệu quả cho sản phẩm cuối cùng của bạn.
Cần chú ý đến các bảng màu, hình dáng, kết cấu/chất liệu gây ấn tượng và khiến bạn sử dụng trong thể giới phim mình muốn tạo ra.
2. Tạo nhân vật
Xây dựng nhân vật là quá trình tạo ra nhân vật độc đáo và ấn tượng cho bộ phim. Nếu bạn có các ý tưởng về thẩm mỹ cụ thể cho nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính diện hoặc phản diện, bạn cần có các ý tưởng này trong mood board.
Nhiều khía cạnh trong thiết kế nhân vật, ví dụ như trang phục, bảng màu, và đặc điểm hình thể,… có thể được đưa vào mục nhân vật của mood board.
Ngoại hình nhân vật đặc biệt quan trọng trong phim các thể loại phim như cổ trang, kỳ ảo hoặc viễn tưởng. Những chi tiết hình ảnh trong mood board phim có thể giúp bạn vẽ nên bức tranh sinh động hơn về các nhân vật cho bạn và đoàn làm phim của bạn.
3. Xây dựng thế giới
Một khía cạnh quan trọng khác của bộ phim là thế giới trong phim. Bất kể bạn đang tạo ra một thế giới cổ trang, kỳ ảo, hoặc hiện đại, các yếu tố thiết kế bối cảnh (set design) có thể đóng góp vào quá trình xây dựng thế giới trong phim. Bạn cần thể hiện bằng hình ảnh những gì bạn hình dung về thế giới câu chuyện trong mood board.
Các yếu tố này có thể là một vật thể lớn như con tàu trong bộ phim Titanic hoặc một thành phố như Tokyo trong phim Lost in Translation.
Thiết kế bối cảnh đặc biệt quan trọng vì nó thổi hồn vào thế giới trong phim và thêm tính thuyết phục. Thiết kế bối cảnh cũng có thể thêm một lớp lang trải nghiệm cho khán giả, giúp khán giả cảm nhận được như thể họ đang sống trong bộ phim vậy.
Thiết kế bối cảnh cũng giúp thiết lập tông (tone) và tâm trạng (mood) cho bộ phim, giúp truyền đạt sâu hơn về tầm nhìn nghệ thuật của đạo diễn.
Tham khảo
4. Nghệ thuật quay phim (cinematography)
Ánh sáng và cách quay phim là các yếu tổ cơ bản để làm nên bộ phim. Ánh sáng có thể tạo ra không khí, khơi gợi cảm xúc, và thiết lập tâm trạng trong một cảnh. Sử dụng ánh sáng một cách khéo léo có thể kiểm soát sự chú ý của khán giả đến nhân vật hoặc vật thể cụ thể, trong khi vẫn nhấn mạnh vào các điểm quan trọng trong câu chuyện.
Sử dụng ánh sáng gắt, mềm mại, tự nhiên, hoặc nhân tạo có thể ảnh hưởng đến sâu sắc đến hình thức và các cảm xúc trong phim. Tuy nhiên, ánh sáng chỉ là một trong những khía cạnh của quay phim. Nghệ thuật quay phim bao gồm việc sử dụng nhiều yếu tố thẩm mỹ khác như góc máy, chuyển động, tiêu cự ống kính, bảng màu và bố cục.
Trong khi ánh sáng có thể giúp truyền tải một tâm trạng hoặc không khí cụ thể của cảnh phim, góc máy có thể được sử dụng để củng cố các điểm trong cốt truyện. Các loại ống kính khác nhau có thể tạo ra những hiệu ứng thị giác, bảng màu có thể khơi gợi những cảm xúc cụ thể, và bố cục có thể giúp gây sự chú ý đến một phần cụ thể trong khuôn hình.
Bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố này, người quay phim có thể tạo ra các hiệu ứng thẩm mỹ ấn tượng và đẹp mắt. Trong mood board của phim, bạn có thể đưa vào bất kỳ yếu tố nào trong quay phim, ví dụ như phong cách ánh sáng, và bố cục thể hiện tốt nhất tầm nhìn điện ảnh của bạn.
5. Chọn một bảng màu (color palette)
Để tạo ra hình thức có sự liên kết và cuốn hút về mặt thị giác, phù hợp với câu chuyện, bạn cần chọn một bảng mầu thật cẩn thận. Màu sắc có thể tạo ra tâm trạng và khơi gợi cảm xúc, bất kể đó là nỗi sợ hãi hay sự hoài niệm.
Bạn cũng có thể dùng các hiệu ứng như giảm độ bão hòa màu (desaturation) hoặc phơi sáng quá mức / lộ sáng thừa (overexposure) để tạo một cảnh ly kỳ hoặc siêu thực. Sử dụng bảng màu trong mood board có thể giúp thể hiện các cảm xúc và tông bạn muốn tạo ra.
Ví dụ: Một bảng màu sáng và có độ bão hòa màu cao có thể khơi gợi cảm xúc hạnh phúc, trong khi các sắc màu (hue) xỉn có thể báo hiệu nỗi buồn. Ngoài ra, màu sắc có thể được sử dụng để phân biết giữa các nhân vật hoặc địa điểm.
Bạn có thể ứng dụng bảng màu thông qua sử dụng những màu cụ thể trong phục trang và thiết kế bối cảnh. Chỉnh màu khi hậu kỳ (color grading) cũng có thể là công cụ để nhấn mạnh một bảng màu cụ thể. Hãy đưa ví dụ về các yếu tố này vào trong mood board.
6. Lắp ghép mood board
Sau khi đã có tất cả các chất liệu thị giác cần thiết cho mood board của phim, bạn cần lắp ghép chúng, bằng cách sắp đặt các yếu tố này một cách hợp lý để tạo ra một sáng tác thị giác độc đáo. Trình bày những hình ảnh trên trang giấy hoặc từng hình ảnh liên kết với nhau như thế nào. Cuối cùng, thêm chú thích hoặc ghi chú cho chính bạn về tại sao bạn chọn từng yếu tố này cho mood board.
Bằng cách thu thập chất liệu thị giác để tham khảo, ví dụ như ảnh, lời trích dẫn hoặc bất kỳ chất liệu thị giác nào thể hiện được tông câu chuyện và khơi gợi những cảm xúc bạn muốn khán giả cảm thấy, mood board cho phép bạn nhìn thấy hình thức tổng thể của bộ phim trước khi bấm máy. Đây cũng là một công cụ để bạn tham khảo khi tạo storyboard hoặc thậm chí là khi đang quay phim.
Tham khảo