TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - Hội Điện ảnh Việt Nam
Loading...

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG KỊCH BẢN

Bản đồ tư duy (mind map) là một phương pháp hỗ trợ hữu hiệu để phát triển ý tưởng sáng tạo của bạn. Bản đồ tư duy là một sơ đồ thể hiện các công việc cần làm, từ ngữ, khái niệm, hoặc món đồ có liên quan xung quanh khái niệm/chủ đề trung tâm. Người sử dụng có thể xây dựng bộ khung dễ hiểu xoay quanh một khái niệm trung tâm bằng sơ đồ phi tuyến tính này.



Khi sử dụng, bản đồ tư duy sẽ hỗ trợ bạn các ưu thế sau: Đơn giản, linh hoạt, tập trung, giải thoát sáng tạo.

Để ứng dụng bản đồ tư duy trong viết kịch bản, bạn có thể thực hành 7 gợi ý sau đây:
1. Ý tưởng cốt lõi
Bản đồ cần bắt đầu bằng một ý tưởng cốt lõi. Bạn hãy viết ý tưởng này ra ở trung tâm bản đồ. Tất cả các yếu tố khác sẽ xoay quanh ý tưởng/khái niệm cốt lõi đó. Bạn có thể dùng phần này trong bản đồ để mô tả ngắn gọn các mốc chính trong cốt truyện.

2. Vũ trụ hư cấu
Các nhà biên kịch nên dành một phần riêng trong bản đồ tư duy để phát triển ý tưởng về vũ trụ hư cấu của câu chuyện. Mỗi bộ phim tạo ra một môi trường đặc biệt để các hành động trong phim diễn ra. Do đó, bạn cần phải mô tả thế giới hư cấu càng cụ thể càng tốt.

3. Chủ đề
Mỗi kịch bản đều xoay quanh một chủ đề độc đáo. Chủ đề phải trở thành một phần trong bản đồ tư duy vì bạn cần phải cân nhắc mọi yếu tố trong câu chuyện. Ngoài ra, bạn có thể phát triển nhiều chủ đề cùng một lúc.


Tham khảo


4. Nguồn cảm hứng
Đây là phần bạn mô tả các nguồn ảnh hưởng chính của bạn và các nguồn, bài báo, hoặc lời trích dẫn hữu ích giúp truyền cảm hứng cho bạn viết kịch bản.

5. Nhân vật
Đây là một trong những bước quan trọng nhất của bản đồ tư duy, vì nhân vật là những người biến ý tưởng của bạn thành hiện thực. Bạn cần phải nghĩ về từng vai diễn một và mô tả chúng có mối liên quan đến nhau như thế nào. Nhiều nhà biên kịch tạo ra một bản đồ tư duy riêng chỉ dành cho phát triển nhân vật.

6. Ghi chú
Viết kịch bản là một quá trình tốn thời gian, thường mất nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bạn cần phải thường xuyên thay đổi các chi tiết và cần ghi chú trong sơ đồ. Nhờ đó, bạn có thể xem xét các phương án thay thế khác khi cần.

7. Sử dụng các công cụ bản đồ tư duy
Bạn có thể tìm các công cụ bản đồ tư duy trên mạng như Spider Scribe, Wise Mapping, Mind Meister.

Để học viết kịch bản, các bạn có thể học các khoá biên kịch của trung tâm TPD nhé!
(Nguồn: Screencraft)


Tham khảo

0936157939 (HN) 0335505930 (TPHCM)