Ứng tác (improv) là bất kỳ trình diễn nào không đi theo kịch bản, được thực hiện ngẫu hứng bởi diễn viên trình diễn. Ứng tác đã tồn tại từ khi bắt đầu có sân khấu, nhưng trở thành một trụ cột trong các hình thức sân khấu tại châu Âu.
Trong thời hiện đại, hài ứng tác đã phát triển hình thức nghệ thuật riêng, được trình diễn tại các sân khấu ứng tác. Nhiều người trình diễn hài độc thoại và đóng phim thành công có nền tảng ứng tác và kết hợp nhuần nhuyễn trong trình diễn của họ.
Nữ diễn viên Natalie Portman thường kết hợp ứng tác trong diễn xuất của cô. Sau đây là một hướng dẫn từng bước một để sử dụng ứng tác (bên cạnh các kỹ năng diễn xuất khác) để cải thiện diễn xuất của bạn.
1. Ứng tác có một số quy tắc cơ bản:
Đáng nói đến nhất là khái niệm “có, và…”, cách mà người ứng tác nên phản ứng với một đề xuất từ đối tác của họ trong một cảnh. Thay vì nói không và từ chối lựa chọn này, người ứng tác giỏi sẽ luôn luôn chấp nhận những gì bạn diễn trong cảnh đã thiết lập và xây dựng trên nó.
Nhiều người ứng tác có trình độ đều sử dụng các kỹ năng ứng tác để ứng dụng trong những loại trình diễn khác. Ngoài ra, ứng tác giúp diễn viên trong các buổi thử vai và kỹ năng diễn xuất, cũng như cho diễn viên công cụ để sử dụng trên bối cảnh phim hoặc chương trình truyền hình. Ứng tác giúp diễn viên lắng nghe một cách chủ động, có thể giúp cải thiện diễn xuất và làm cho diễn viên trở thành một người đối tác toàn diện hơn.
Nữ diễn viên Natalie Portman thường kết hợp ứng tác trong diễn xuất của cô. Sau đây là một hướng dẫn từng bước một để sử dụng ứng tác (bên cạnh các kỹ năng diễn xuất khác) để cải thiện diễn xuất của bạn.
2. Đọc về ứng tác: Làm quen với các kiến thức ứng tác cơ bản trong trình diễn hài. Bắt đầu với cuốn sách “Truth in Comedy: The Manual of Improvisation” của Charna Halpern, Del Close, và Kim “Howard” Johnson. Đây là cuốn sách bắt buộc cho bất kỳ diễn viên nào bước vào chương trình huấn luyện ứng tác. Cuốn sách sẽ cho bạn hiểu biết cơ bản về ứng tác như một loại hình nghệ thuật độc lập, bao gồm lý giải cặn kẽ về quy tắc “có, và…” Các chương đáng quan tâm nhất là chương 1-4. Khi đọc cuốn sách này, hãy ghi chú lại những mẹo ứng tác bạn nghĩ là có thể ứng dụng trong công việc diễn xuất của bạn.
3. Khám phá nhân vật: Nghĩ về những gì nhân vật của bạn có thể làm trong những hoàn cảnh đặt ra của cảnh mà không nhất thiết là được viết hẳn ra. Họ sẽ di chuyển xung quanh không gian hoặc tương tác với những người khác trong cảnh như thế nào? Bạn càng mang đến nhiều sự thú vị và chơi đùa cho ứng tác, bạn càng khám phá thêm được về nhân vật của bạn.
Tham khảo
4. Phân tích kỹ về môi trường của bạn: Khi nhìn xung quanh, hãy nghĩ về nhân vật của bạn liên hệ với không gian như thế nào và sẽ sử dụng các đạo cụ được đưa ra như thế nào. Thiết kế sản xuất trong một cảnh có thể cải thiện ứng tác của bạn. Nếu bạn có ý tưởng dành cho đạo cụ hoặc phục có thể hữu ích cho công việc kể chuyện của bạn, nhưng không được viết ra trong kịch bản, hãy hỏi để biết việc dùng đạo cụ hoặc phục trang này có khả thi không.
5. Lắng nghe: Lắng nghe chủ động là một phần quan trọng của ứng tác, vì bạn không biết điều gì sẽ xảy ra. Bạn cần luôn tỉnh táo để phản ứng theo trong khi là nhân vật. Đây là nơi một số nghiên cứu và phân tích nhân vật có thể hữu dụng.
Ghi nhớ “có, và…”: Cuối cùng, bạn sẽ phải xây dựng một cảnh, và một trong những cách tốt nhất để thực hiện là ghi nhớ “có, và…” Việc này có nghĩa là luôn luôn chấp nhận các ý tưởng của bạn diễn và thêm vào đó để phát triển cảnh.
Thảo luận với nhà quay phim và đạo diễn: Khi di chuyển xung quanh không gian, bạn muốn biết cái gì ở trong khuôn hình, nơi được chiếu sáng, bất kỳ không gian nào không liên quan, và bạn có thể đến gần máy quay đến mức nào. Nếu bạn chuẩn bị làm bất kể điều gì cần máy quay di chuyển nhanh, hãy cho nhà quay phim biết trước. Nói chung, luôn nhớ rằng giao tiếp là chìa khóa để ứng tác thú vị và thành công.
6. Diễn tập: Sử dụng cảnh bạn đang làm việc, thử một số ứng tác. Rủ một bạn diễn đến và làm việc cùng. Bạn có thể lựa chọn ứng tác cho tới mở đầu của cảnh, hoặc bạn có thể bắt đầu từ đầu cảnh và ứng tác cho tới khi kết thúc – bất kể cách nào hợp lý nhất với chất liệu của bạn. Hãy bấm giờ trong ba phút cho phần ứng tác. Bạn cần lưu ý các hoàn cảnh đặt ra, nhưng nhớ chơi đùa và tận hưởng. Đừng bị cuốn sâu vào việc mình có đúng với cảnh này hay không. Ngoài ra, lưu ý quy tắc “có, và…” để tránh bị tắc. Nhìn chung, nói “không” trong ứng tác sẽ giết chết cảnh của bạn.
(Nguồn: Masterclass)
Tham khảo