TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - Hội Điện ảnh Việt Nam
Loading...

STAGING POSTIONS TRONG LÀM PHIM

Các vị trí dàn dựng (Staging Positions) giới hạn sự di chuyển của người diễn viên trong suốt buổi trình diễn xuất trên sân khấu hoặc trên phim.



Trong ngôn ngữ điện ảnh ghi nhận năm vị trí chủ yếu mà cơ thể người diễn viên (tương ứng với các nhân vật mà họ hóa thân) được sắp đặt và ghi hình. Tại mỗi vị trí cơ bản này người diễn viên sẽ hướng về người xem theo những kiểu khác nhau, từ đó cũng thể hiện những ý nghĩa tâm lý khác nhau.

Các vị trí dàn dựng (Staging Positions) giới hạn sự di chuyển của người diễn viên trong suốt buổi trình diễn xuất trên sân khấu hoặc trên phim. Ngôn ngữ điện ảnh ghi nhận năm vị trí chủ yếu mà cơ thể người diễn viên (tương ứng với các nhân vật mà họ hóa thân) được sắp đặt và ghi hình. Tại mỗi vị trí cơ bản này người diễn viên sẽ hướng về người xem theo những kiểu khác nhau, từ đó cũng thể hiện những ý nghĩa tâm lý khác nhau.

1. Toàn diện (Full front):
Nhân vật đối diện trực tiếp với máy quay. Vị trí này thể hiện sự thân mật lớn nhất xét về tương quan giữa máy quay (người xem) và diễn viên. Nhân vật nhìn thẳng vào máy quay (tương ứng với mắt người xem) có thể làm mất đi cảm giác của người xem rằng khung hình của màn ảnh là một cửa sổ dẫn đến một thế giới tách biệt.

2. Góc một phần tư (Quarter turn):
Cơ thể của nhân vật quay nghiêng đi một phần tư so với khán giả. Đây là vị trí được hầu hết các nhà làm phim ưa chuộng vì nó mang lại cảm giác thân mật cao và làm giảm đi phần nào kết nối cảm xúc quá mạnh của góc nhìn toàn diện.

Tham khảo 
3. Góc ba phần tư (Three-quarter turn):
Vị trí mà diễn viên quay lưng lại với người xem, kết quả là khán giả chỉ có thể nhìn thấy một phần tư khuôn mặt của diễn viên. Vị trí này tạo cảm giác bí ẩn hơn so với góc nhìn nghiêng. Việc quay lưng một phần khỏi máy quay (tương ứng là người xem) thể hiện cảm giác không thân thiện hoặc chống đối xã hội của nhân vật. Hơn nữa, bằng cách "cho họ sự lạnh nhạt", nhân vật bày tỏ một cách rõ ràng rằng họ từ chối sự quan tâm của người xem.

4. Góc Nghiêng (Profile):
Diễn viên được thể hiện ở tư thế nghiêng, nhìn ra ngoài khung hình sang trái hoặc phải (vào không gian ngoài màn hình). Trong trường hợp có hai diễn viên, họ có thể đối mặt với nhau hoặc quay lưng lại với nhau (sự đối mặt thường được sử dụng trong các cảnh quay đối thoại và cảnh đấu tay đôi). Tuy nhiên, ở vị trí này, các nhân vật dường như không nhận thức được rằng họ đang bị máy quay (tương ứng là người xem) quan sát. Họ như quan tâm hơn đến nhau hoặc đến thế giới riêng của họ trong phim.

5. Toàn lưng (Full back):
Diễn viên quay toàn bộ phần lưng về phía máy quay (tương ứng là người xem). Đây là vị trí thể hiện sự bí ẩn nhất trong tất cả các vị trí cơ thể và thường được sử dụng để báo hiệu sự cách ly, cảm giác rằng nhân vật đang xa lánh thế giới. Ở vị trí này, người xem hoàn toàn không có bất kỳ manh mối nào từ biểu cảm khuôn mặt và chỉ có thể đoán được điều gì đang diễn ra bên trong nội tâm của nhân vật này. Vị trí này thường truyền tải cảm giác bí ẩn, giấu giếm, hoặc thậm chí là dễ bị tổn thương (vì nhân vật không nhận thức được điều gì đang xảy ra sau lưng mình).

Tham khảo 
 
0936157939 (HN) 0335505930 (TPHCM)