1. Cú máy thiết lập (establishing shot):
Đây là cú máy toàn của hành động chính (critical action). Cú máy này cho người xem biết địa điểm của cảnh phim diễn ra ở đâu. Bạn có thể quay nhiều đúp bằng các góc máy khác nhau. Mỗi góc máy có thể tạo ra một cảm xúc khác đối với tình huống mà nhân vật của bạn gặp phải.
2. Cú máy ghi lại hành động chính (critical action):
Các cú máy toàn, trung, cận của hành động quan trọng. Hãy luôn nhớ quay các đúp dài (long take) để ghi lại được nhiều thông tin hết mức có thể.
3. Cú máy phản ứng (reaction shot):
Đây thường là các cú máy cận ghi lại phản ứng từ các nhân vật khác nhau. Hãy đảm bảo là bạn chỉ quay những phản ứng tương ứng với hành động chính.
4. Cú máy thiết lập thứ yếu (secondary establishing shot):
Đây là những cú máy toàn và trung của địa điểm mà có thể bao gồm hoặc không bao gồm hành động chính. Các cú máy thiết lập đa dạng có thể được dựng cùng để dẫn chuyện khi bạn muốn nối giữa các cảnh với nhau.
Tham khảo
5. Cú máy chuyển tiếp/dẫn chuyện (segue/ lead-in shot):
Đây là những hành động quan trọng thứ ba, diễn ra xung quanh hành động chính. Nói cách khác, đây không phải là tâm điểm, nhưng vẫn thú vị. Một số ví dụ về cú máy chuyển tiếp là các nhân vật thực hiện hoạt động hàng ngày của họ, nói chuyện với hàng xóm, đi dạo, vv… Các cú máy này là những mảnh ghép của một bức tranh không nhất thiết đòi hỏi sự chú ý, nhưng vẫn đóng góp vào câu chuyện.
6. Cú máy chi tiết (detail shot):
Đây là các cú máy cận của những vật thể trong cảnh phim. Chúng kể cho khán giả biết loại không gian trong cảnh là như thế nào? Không gian này an toàn? Quanh co? Buồn bã? Hãy tìm những manh mối bằng hình ảnh.
(Nguồn: Desktop Documentary)
Tham khảo