Chủ nghĩa siêu thực là một trào lưu nghệ thuật do nghệ sĩ Andre Breton khởi xướng vào năm 1924, được viết ra trong cuốn sách “The Surrealist Manifesto” của ông. Về sau, “chủ nghĩa siêu thực” đã trở thành một kỹ thuật, bên cạnh việc là một trào lưu nghệ thuật. Kỹ thuật của chủ nghĩa siêu thực dựa vào sự đặt cạnh nhau của các biểu tượng, hình ảnh hoặc hành động để tạo ra một thế giới bên ngoài thực tại, một siêu-thực tại.
Thời kỳ đầu của chủ nghĩa siêu thực chịu sự ảnh hưởng từ các tác phẩm của Karl Marx (1818-1893), Sigmund Freud (1856-1939) và Carl Jung (1875-1961). Chủ nghĩa siêu thực bắt nguồn từ lý thuyết nhận thức luận (cách con người trở nên hiểu biết về thế giới). Các nghệ sĩ như Andre Breton, Man Ray và Salvador Dalí đã sử dụng các kỹ thuật siêu thực và trở thành những cây đại thụ của trào lưu này. Theo nhiều cách, chủ nghĩa siêu thực cũng đã ra đời từ những tro tàn của chiến tranh thế giới thứ I. Andre Breton từng làm bác sĩ quân y trong thời chiến tranh, và đã chịu ảnh hưởng bởi những trải nghiệm từ cuộc chiến này, giống như nhiều cựu chiến binh khác.
Tham khảo
Khi ra đời, điện ảnh siêu thực cũng trở nên thành công gần như ngay lập tức. Các nghệ sĩ người Paris và nghệ sĩ của phong trào Dada đổ xô đến các hội nhóm để bàn luận về phê bình nghệ thuật, chia sẻ các tác phẩm với nhau và với cộng đồng của họ. Giai đoạn này trong giữa thập niên 1920 tại Paris đã tạo nên một sự thay đổi cấp tiến đối với cách các nghệ sĩ tiếp cận tác phẩm nghệ thuật. Những nghệ sĩ như Salvador Dalí không bị giới hạn bởi phương tiện sáng tạo nghệ thuật. Mặc dù Dalí được biết đến rộng rãi nhất bởi hội họa nhưng ông cũng từng là một nhà làm phim.
Sau đây là một số yếu tố đặc trưng trong phim siêu thực:
Cấu trúc trần thuật không tuân theo truyền thống Hollywood và thậm chí là châu u thông thường. Câu chuyện có thể rời rạc, lặp đi lặp lại, hoặc thậm chí có sự kết hợp giữa các yếu tố tưởng chừng như không liên quan.
Bộ phim bao gồm một sự diễn dịch về những chức năng của tâm trí, bất kể được nói ra rõ ràng hoặc thông qua hiệu quả điện ảnh; có thể bao gồm những hình ảnh trộn lẫn vào nhau, sự xuất hiện ngắn gọn của các âm thanh và ảo ảnh, hoặc những trạng thái mơ đưa ra rất ít hoặc có vẻ như không có giá trị trần thuật.
Hình ảnh, nhân vật, hoặc lời thoại: có thể bao gồm những sinh vật kỳ ảo không thể nhìn thấy trong thế giới thật, những ngôn ngữ phi lý hoặc không thể lý giải được, hoặc hành động của con người và các sinh vật có vẻ như không phù hợp với bản chất mà nhận thức được. Bất kỳ khía cạnh nào của bộ phim cũng có thể đi ngược lại với phản trực quan hoặc không thể hòa giải với suy nghĩ lý tính.
Một số tác phẩm điện ảnh siêu thực nổi tiếng có thể kể đến: The Seashell and the Clergyman (1928) của Germaine Dulac, Un Chien Andalou (1928) của Luis Buñuel, Spellbound (1945) của Alfred Hitchcock, House (1977) của đạo diễn Nobuhiko Obayashi, 8 ½ (1963), City of Women (1980) của Federico Fellini, Eraserhead (1977) và Muholland Drive (2001) của David Lynch, Brazil (1985) của Terry Gilliam, Being John Malkovich (1999) của Spike Jonze, The Holy Mountain (1973) của đạo diễn Alejandro Jodorowsky và nhiều tác phẩm khác.
Những bộ phim siêu thực có thể làm cho người xem cảm thấy kết nối với một sự hiểu biết sâu xa hơn về thế giới, tới thiên hà rộng lớn của những điều bí ẩn và khiến người xem phải suy tư.
Nguồn: Studiobinder
Tham khảo