Các nhân vật phụ có thể được phát triển nhiều hoặc ít, tuỳ theo nhu cầu của nhà biên kịch. Tuy nhiên, các nhân vật chân thực và thú vị nhất là các nhân vật có quá khứ và mục đích, ham muốn, nhu cầu đầy đủ. Nếu không có các nhân vật phụ hỗ trợ nhân vật chính, trần thuật này sẽ bị sụp đổ. Ví dụ như trong phim Harry Potter, khán giả sẽ không thể hình dung câu chuyện mà không có Ron and Hermione. Ron và Hermione mang hai nguyên mẫu nhân vật. Ron là nhân vật hài hước/chàng hề còn Hermione là một người chăm sóc.
Nhà biên kịch đã phát triển từng nhân vật và tình bạn giữa họ.
Tham khảo
Sau đây là các kiểu nguyên mẫu nhân vật phụ:
Người hỗ trợ: Người chăm sóc, người bạn thân, người cộng tác, đối tượng tình yêu, chàng ngốc/chàng hề. Các nhân vật này thường cung cấp hỗ trợ về mặt cảm xúc hoặc là tiếng nói lý trí của nhân vật chính. Ví dụ về nhân vật người hỗ trợ: Sam (Lord of the Rings), Rod (Get Out). Ngoài ra, các nhân vật này cũng có thể là phản diện.
Nhân vật phản diện: Kẻ báo thù/tay sai, kẻ bắt nạt, kẻ hoài nghi. Các nhân vật phản diện thách thức nhân vật chính vì họ có các mục đích đối lập nhau hoặc có quan niệm đối lập nhau về cách đạt được cùng một mục đích. Các nhân vật phụ này tồn tại để dạy hoặc giúp nhân vật chính vượt qua vấn đề gì đó nội tại hoặc từ bên ngoài. Ví dụ: Sadness (Inside Out)
Nhân vật cung cấp thông tin: Người hướng dẫn/giáo viên, người đưa tin/tiên tri, kẻ hoài nghi. Các nhân vật này cung cấp thông tin cho khán giả và nhân vật chính để truyền cảm hứng cho sự thay đổi, hoặc dạy một điều gì đó, hoặc phát triển câu chuyện. Ví dụ: Sadness (Inside Out), Yoda (Star Wars), ông Miyagi (The Karate Kid).
(Nguồn: Studiobinder)
Tham khảo