Plot Device là 1 kĩ thuật dẫn truyện, dùng để chỉ 1 vật thể hay 1 nhân vật mà ý nghĩa tồn tại để giúp cốt truyện phát triển một cách trôi chảy.
#7 - DEUS EX MACHINA
Deus Ex Machina là một thể loại Plot device nhằm mục đích giải quyết những vấn đề tưởng chừng như không bao giờ có thể giải quyết được, thực hiện bằng sự xuất hiện bất thình lình của một nhân vật, một vật thể, hành động, kỹ năng hoặc một sự kiện.
Ví dụ điển hình về Plot device này là tình huống mà một nhân vật đang phải đối mặt với cái chết thì đột nhiên được cứu sống bởi nhân vật khác theo cách hoàn toàn bất ngờ. Rất nhiều nhà biên kịch gạo cội phản đối việc sử dụng Deus Ex- Machina bởi vì nó khiến nhân vật chính không còn được làm chủ bản thân trong đoạn cao trào của tác phẩm và làm mất hết ý nghĩa, cảm xúc của nó.
Một vài ví dụ về việc sử dụng Deus Ex-Machina:
- War of the Worlds (2005) - Vi khuẩn chính là vũ khí mang đến sự thất bại của người ngoài hành tinh xâm lược Trái Đất. Nó giúp cho các nhân vật chính và nhân loại thoát khỏi hoàn cảnh hiểm nghèo tưởng chừng như vô vọng và cũng có lý đôi chút về mặt khoa học. Tuy nhiên cái kết này không thực sự thuyết phục được khán giả.
- Shaun of the Dead (2004) - Trong khoảnh khắc tuyệt vọng khi Shaun và Liz bị lũ thây ma vậy quanh thì quân đội xuất hiện và càn quét chúng, qua đó cứu được 2 nhân vật chính.
#8 - MACGUFFIN
MacGuffin là một đồ vật mà mọi nhân vật trong phim đều thèm muốn sở hữu và tìm mọi cách để đạt được nó.
MacGuffin tạo nên động lực cho nhân vật và khiến câu chuyện được tiếp diễn nhưng bản chất của nó là cái gì thì lại không quan trọng. Plot device này trở nên phổ biến bởi đạo diễn Alfred Hitchcock trong những năm 1930.
Một MacGuffin có thể là bất cứ thứ gì từ sợi dây chuyền Heart of the Ocean (Trái tim của biển) trong Titanic (1997) hay The One Ring (Chiếc nhẫn) trong series Lord of the Rings.
Những ví dụ về sử dụng MacGuffin một cách xuất sắc:
- Chiếc vali trong phim Pulp Fiction (1994): Chúng ta sẽ không thể nào biết được bên trong chiếc va li là thứ gì vì nó được bao phủ bởi một vầng ánh sáng vàng. Tuy nhiên, đó là đồ vật thúc đẩy tình tiết của câu chuyện và gắn kết các nhân vật. Sự bí ẩn của đồ trong chiếc vali đó (kể cả đến cuối phim khán giả vẫn không thể biết được nó là cái gì) chính là ví dụ điển hình của một MacGuffin.
- Apocalypse Now (1979) - Nhân vật Đại tá Kurtz (Marlon Brando) đóng vai trò là một MacGuffin trong tác phẩm này. Động lực của các nhân vật là nhiệm vụ tìm kiếm và bắt giữ ông ta khi mà cuộc chiến tranh tàn khốc đang diễn ra quanh họ.
Với vai trò là một Plot device, Love triangle rất hữu ích vì nó tạo ra nhiều xung đột hơn cho câu chuyện. Xung đột thông thường giữa hai nhân vật không phải lúc nào cũng đủ kịch tính để làm nên một bộ phim hấp dẫn.
Những xung đột bên ngoài (External conflict) trong cuộc tình tay ba sẽ hướng tới một tông điệu nhẹ nhàng, hài hước của tác phẩm. Ngược lại, những xung đột nội tâm (Internal conflict) sẽ làm cho câu chuyện trở nên nghiêm túc, sâu sắc hơn. Để sử dụng plot device này, người biên kịch cần đặt ra các câu hỏi: Vai trò của nhân vật chính trong cuộc tình tay ba này là gì? Những xung đột xảy ra với hai nhân vật còn lại có đáng tin và căng thẳng hay không? Sự lựa chọn của các nhân vật có rõ ràng không? Khán giả có đồng cảm được với hoàn cảnh của nhân vật chính không?
Những ví dụ về Cuộc tình tay ba trong phim:
- Bridget Jones (2001) - Phim kể về cuộc tình tay ba mà cô nàng Bridget Jones đang vướng phải với 2 anh chàng Daniel Cleaver và Mark Darcy. Cả 2 người đàn ông đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình. Những xung đột trong cuộc tình này thường mang màu sắc hài hước.
- The Dark Knight (2008) - Cuộc tình tay ba trong phim là giữa Harvey Dent, Rachel Dawes và Bruce Wayne. Cái kết của các mối quan hệ giữa họ đều quyết định con đường mà cả sẽ đi sau này. Sau cái chết của Rachel, tình yêu bị từ chối của Bruce khiến cho anh thất vọng và hụt hẫng. Trong khi đó, mất đi Rachel khiến cho Harvey trở thành một kẻ điên.
#10- CHẠY ĐUA CÙNG THỜI GIAN
Plot device là một cuộc chạy đua với thời gian sẽ tạo nên sự căng thẳng và kịch tính cho câu chuyện. Nó khiến cho các nhân vật có thêm động lực để đạt được mục tiêu của mình và tạo nên những rủi ro có thể xảy ra nếu họ không hoàn thành nó. Những rủi ro này thường bao gồm cái chết thậm chí khiến cả thế giới sụp đổ.
Bạn nên chú ý về tính cân bằng trong việc tạo nên một khoảng thời gian đủ để nhân vật có thể đạt được mục tiêu đồng thời cũng đủ để làm cho các tình huống trở nên căng như dây đàn.
Loại plot device này thường được sử dụng trong các bộ phim hành động, ly kỳ.
Những ví dụ về Chạy đua cùng thời gian trong phim:
- The Dark Knight (2008) - Gã Joker đã khiến Người dơi phải chọn giữa Harvey Dent và Rachel Dawes để giải cứu. Hắn đã hẹn giờ trái bom đủ để người hùng của chúng ta không thể nào có thể cứu được cả 2 người.
- Inception (2010) - Các nhân vật trong phim luôn phải chạy đua cùng thời gian. Điều này luôn xảy ra vì sự hạn chế về mặt thời gian của phương pháp thâm nhập các giấc mơ (Inception) khiến họ phải hoàn thành nhiệm vụ nếu không muốn bị kẹt lại vĩnh viễn trong các giấc mơ đó.