Khi viết kịch bản, hãy thử tham khảo các ý tưởng này nhé:
Tham khảo
Đầu tiên, ví dụ như bạn đang viết kịch bản một bộ phim hài về hai anh em ngốc nghếch được học bổng tại một trường đại học danh tiếng và vô tình phát minh ra khả năng khinh công khi họ làm nổ phòng thí nghiệm vật lý. Bạn có thể tìm thấy các tình huống kịch tính trong 36 tình huống kịch tính để ứng dụng với ý tưởng câu chuyện này: Thảm hoạ, điên, cạnh tranh giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, nhận định sai, tham vọng, trở thành nạn nhân của cái ác hoặc kém may mắn, điều bí ẩn, việc làm táo bạo, vv…
Câu chuyện này dày đặc các khả năng sáng tạo. Đó là lý do tại sao bạn bị hấp dẫn bởi nó ngay từ đầu. Nhưng bây giờ bạn cần phân tách và diễn đạt những cách bạn sẽ thể hiện câu chuyện. Vấn đề chính là bạn đang xây dựng một câu chuyện, sáng chế, sáng tạo, nghiên cứu, thử các ý tưởng khác nhau, nghĩ ra các ý tưởng. Khi nhìn vào 36 tình huống kịch tính, bạn sẽ tìm ra thêm rất nhiều ý tưởng mà bạn chưa nghĩ đến.
Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng câu hỏi “nếu như” với những tình huống mà chưa có trong bộ phim hài này để làm cho câu chuyện nổi bật hơn nữa. Ví dụ, nếu hai nhân vật của bạn phát minh ra khả năng khinh công và phát minh đó trị giá hàng trăm triệu đô la, sự phản bội, ăn trộm, dối trá, lừa gạt, mất mát, mưu đồ, vv… sẽ có thể xuất hiện. Từ đó, bạn sẽ có thêm mâu thuẫn với một vị chúa trời, hy sinh tất cả vì đam mê, phát hiện ra lỗi lầm của người mình yêu, đạt được, hy sinh người yêu, vv…
Một mẹo giúp bạn ứng dụng 36 tình huống kịch tính là đừng hiểu chúng theo nghĩa đen. Bạn càng hình dung về các tình huống này theo cách ẩn dụ hoặc thơ thì bạn càng nghĩ ra nhiều ý tưởng.
Một tình huống có thể diễn ra theo chiều hướng này hoặc theo chiều hướng kia. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai anh em ngốc nghếch hoá ra là hai thiên tài thật và họ có thể chiến đấu với các thế lực muốn ăn trộm phát minh của họ? Hoặc chuyện gì sẽ xảy ra nếu tất cả mọi người tưởng hai anh em này là thiên tài nhưng thực ra hai anh em ngốc nghếch chỉ nghịch ngợm linh tinh và vô tình làm thành một phát minh vi diệu?
Bằng cách nghĩ đến làm thế nào mà tình huống “mâu thuẫn với một vị chúa trời” có thể gợi ý cho bạn các ý tưởng tươi mới, bạn sẽ nghĩ đến các tình huống như “yêu kẻ địch”, “điên”, “thảm hoạ”, “sự bí ẩn”, “nhận định sai”, “việc làm táo bạo”, vv… Bạn có thể nghĩ ra hàng loạt các lớp lang ý tưởng để viết kịch bản. Chỉ cần kết hợp “điên” và “thảm hoạ”, bạn đã có vô vàn ý tưởng hài hước về hai nhân vật chính. Nhưng nếu bạn lật ngược hướng nghĩ, bạn sẽ nghĩ ra các ý tưởng cho những nhân vật phản diện trong kịch bản. Bạn có thể liệt kê các ý tưởng ra giấy để phát triển kịch bản. 36 tình huống kịch tính này giống như một bộ Lego mà bạn có thể ứng dụng trong bất kỳ giai đoạn phát triển kịch bản nào để viết kịch bản cho bất kỳ thể loại phim nào.
Hai chức năng chính của 36 tình huống kịch tính là để bạn xác định những yếu tố đã có sẵn trong câu chuyện của bạn và bật ra các ý tưởng mới. Khi sử dụng 36 tình huống kịch tính, bạn sẽ có thể thay đổi cách tư duy cũ và viết kịch bản theo một cách tiếp cận hoàn toàn mới. Đây là một công cụ đơn giản và đầy sức mạnh. Công cụ này sẽ nâng tầm tư duy sáng tạo của bạn.
(Nguồn: Thescriptlab)
Tham khảo