TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - Hội Điện ảnh Việt Nam
Loading...

MẸO LÀM PHIM - CÁCH VIẾT VÀ QUAY CẢNH VỪA ĐI VỪA NÓI

Các cảnh vừa đi vừa nói (walk and talk) đã được sử dụng trong vô vàn bộ phim. Đây là một kỹ thuật làm phim với các nhân vật nói chuyện trong khi đang đi lại. Loại cảnh này có thể có nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Ví dụ: Nhân vật nói chuyện với chính mình, với máy quay, với một hoặc nhiều nhân vật khác. Trong khi đó, máy quay có thể đi theo nhân vật vật, đứng yên, hoặc lia theo.



Một số yếu tố cần cân nhắc đối với cảnh vừa đi vừa nói:
- Bối cảnh: Họ đang đi từ đâu và đến đâu?
- Lời thoại: Họ nói về cái gì?
- Chuyển động máy quay: Máy quay chuyển động như thế nào?
- Blocking: Các diễn viên di chuyển như thế nào?

Cảnh vừa đi vừa nói có thể đóng nhiều vai trò khác nhau. Trong mọi trường hợp, loại cảnh này thêm sức sống cho bộ phim. Để các nhân vật di chuyển trong khi nói thay vì ngồi một chỗ hoặc đứng trong một không gian duy nhất sẽ tạo ra động năng thị giác. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là cảnh vừa đi vừa nói nên được sử dụng có chủ ý. Một cuộc hội thoại cần cảm xúc và yên tĩnh có thể bị phá hỏng bởi kỹ thuật này.

Sau đây là một cách để bạn áp dụng việc sử dụng cảnh vừa đi vừa nói:

1. Trình bày (exposition):
Những cảnh hội thoại mang nặng cảm xúc không phù hợp để quay vừa đi vừa nói nhưng những cảnh trình bày thì lại rất phù hợp. Đây là lời thoại đưa ra thông tin nền mà khán giả cần biết. Tuy nhiên, chúng ta nên tiết chế, đừng để cảnh trình bày quá dài.

Truyền tải trình bày thông qua cảnh vừa đi vừa nói là một phương pháp đã được chứng minh có thể giúp đánh lạc hướng khán giả khỏi lời thoại khô khan vì chuyển động diễn viên trong cuộc hội thoại sẽ mang lại năng lượng và sinh động hơn.

2. Nhấn mạnh sự bận rộn:
Một cách sử dụng phổ biến khác của cảnh vừa đi vừa nói là nhấn mạnh một nhân vật hoặc các nhân vật bận rộn như thế nào. Họ không có thời gian để ngồi xuống nói chuyện mà di chuyển từ công việc này sang công việc kia. Aaron Sorkin là đạo diễn nổi tiếng sử dụng kỹ thuật vừa đi vừa nói vì mục đích này. Kịch bản của ông thường đi theo những nhân vật làm việc quá tải và chịu nhiều áp lực, phù hợp với nhân vật luôn luôn đang vội vã đi đâu hay làm gì đó.

3. Giới thiệu bối cảnh:
Đi dạo và nói luyên thuyên là một cách hay để trình bày về mặt thị giác. Khi các nhân vật đi qua một bối cảnh đẹp hay lãng mạn, khán giả cũng sẽ có trải nghiệm cùng. Khi đến cuối cuộc hội thoại, bối cảnh đã được thiết lập, khán giả biết các thứ ở đâu trong tương quan với nhau. Ví dụ là bộ ba phần Before của đạo diễn Richard Linklater.

4. Đi từ A đến B:
Cảnh vừa đi vừa nói là cách hiệu quả để cho các nhân vật di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm kia. Thay vì hội thoại tại một địa điểm rồi cắt sang địa điểm khác, hãy để cho nhân vật đi bộ đến đó. Cách này đặc biệt phù hợp nếu bạn muốn xây dựng kỳ vọng cho địa điểm thứ hai. Thậm chí, một nhân vật có thể truyền tải trình bày về địa điểm trước khi họ đến nơi.


Tham khảo


Sau đây là các bước để viết kịch bản vừa đi vừa nói thông qua kịch bản Before Sunset của đạo diễn Richard Linklater.

1. Thêm tiêu đề cảnh (scene heading)
Giống như với bất kỳ cảnh nào khác, bạn cần một tiêu đề cảnh. Các nhân vật này đang đi bộ ở đâu?
Nếu họ phải đi một quãng đường dài, bạn nên dùng nhiều tiêu đề cảnh khi các nhân vật đi từ địa điểm này đến địa điểm kia. Hãy nhớ rằng, điều này không có nghĩa là cắt cảnh, chỉ là các nhân vật đã đi đến một không gian mới. Trong cảnh phim Before Sunset của Linklater, đạo diễn không mô tả con phố để làm cuộc hội thoại liên tục hơn.

2. Viết ra hành động (action)
Tất nhiên là, để người đọc biết rằng các nhân vật đang đi bộ, bạn cần ghi chú điều này. Bạn nên thêm các dòng hành động nếu bất kỳ thứ gì các nhân vật đi qua là quan trọng đối với cuộc hội thoại hoặc cảnh phim nói chung. Đạo diễn Linklater sử dụng một đoạn nghỉ bằng hành động để làm điểm nút của câu chuyện.

3. Để cho lời thoại là điểm tập trung
Một khi bạn chỉ ra các nhân vật đang đi bộ, không cần lặp lại nó. Hãy để cho cuộc hội thoại có vị trí hàng đầu, và sử dụng các dòng hành động một cách tiết chế. Đạo diễn Linklater bỏ hẳn mô tả cảnh trong một số trang kịch bản.

4. Ghi chú blocking
Blocking là một thành phần thiết yếu của cảnh vừa đi vừa nói. Phần này nên để cho đạo diễn quyết định tuy nhiên bạn cũng có thể viết ra bất kỳ khoảnh khắc nào quan trọng cho blocking. Ví dụ: Một nhân vật chậm lại vì những gì họ đang nói là vấn đề nhạy cảm? Họ rẽ sang để nhìn thấy một quang cảnh đẹp? Đây là những điều bạn cần ghi chú.

Đối với đạo diễn Linklater, blocking có thể đơn giản như khi các nhân vật dừng lại nói chuyện tiếp. Cảnh vừa đi vừa nói có thể xuất hiện trong rất nhiều hình thức và phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Nếu có quá nhiều hội thoại, hoặc các yếu tố thị giác trông quá giống nhau, bạn có thể chọn sử dụng kỹ thuật này.


Tham khảo

0936157939 (HN) 0335505930 (TPHCM)