TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH - Hội Điện ảnh Việt Nam
Loading...

NGHIỆP VỤ ĐẠO DIỄN - CÁCH CHỈ ĐẠO DIỄN XUẤT (P2)

Trong việc làm phim, mối quan hệ giữa đạo diễn và diễn viên chính là mối quan hệ về công việc quan trọng nhất trên set. Mặc dù không có đạo diễn nào cộng tác với diễn viên theo cách giống nhau nhưng thường thì vẫn có một số nguyên lý chung.



Chỉ đạo diễn xuất có nghĩa là gì?
Về lý thuyết, câu hỏi này có vẻ quá hiển nhiên. Nhưng trong thực tế, nhiều nhà làm phim mới bắt đầu (và thậm chí là một số nhà làm phim có kinh nghiệm) thường không biết trả lời sao khi đối diện với câu hỏi này.

ĐẠO DIỄN CẦN HIỂU KỊCH BẢN
Khả năng đọc kịch bản là kỹ năng thiết yếu để trở thành đạo diễn. Ở đây không phải là đọc to rõ ràng kịch bản mà là khả năng phân tích kịch bản. Đạo diễn nên nghĩ đến cách xử lý các cảnh khác nhau khi đọc kịch bản, cũng như cách cảnh nên được thể hiện về mặt cảm xúc như thế nào.

Đây là công việc xác định các beat (nhịp) và những khoảnh khắc chuyển giao trong kịch bản. Mỗi beat là một sự thay đổi kịch tính trong một cảnh hay nói cách khác, beat là những viên gạch xây dựng câu chuyện.

Về bản chất, kịch bản là khung xương, được viết để đạo diễn phiên dịch, chuyển sang hình ảnh. Thông thường, kịch bản không (và đa số là không nên) chỉ ra khi nào có sự thay đổi về cảm xúc diễn ra trong một cảnh. Đạo diễn Paul Thomas Anderson ghi chú rằng đây là cách ông ưu tiên khi viết kịch bản để tạo ra diễn xuất giỏi hơn từ diễn viên.

Liệu có phải người đạo diễn là người phiên dịch những thay đổi này? Các nhân vật bước vào một cảnh với cảm xúc như thế nào? Họ có để lại sự khác biệt nào không? Nếu vậy, sự thay đổi này diễn ra khi nào? Điều gì gây ra nó? Đạo diễn sẽ ghi chú các thay đổi này cho hiểu được hoàn toàn cấu trúc cảm xúc của kịch bản. Vào bất kỳ khoảnh khắc nào trong câu chuyện, họ đều biết được về tổng thế nhân vật nào đang ở đâu về mặt cảm xúc.

Tham khảo: 
Khóa học Nghiệp vụ đạo diễn tại TPHCM
Khóa học làm phim cơ bản tại TPHCM
Khóa học làm phim cơ bản tại Hà Nội

CHỈ ĐẠO DIỄN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH TẬP DƯỢT
Tập dượt có thể là bất kể thứ gì diễn viên và đạo diễn cần. Tuy nhiên tập dượt là một trong những bước thường bị hiểu lầm và tranh cãi nhất trong quá trình đạo diễn làm việc với diễn viên về diễn xuất. Một số đạo diễn không thích tập dượt trước, ví dụ như Steven Spielberg tin rằng bước này giết chết sự ngẫu hứng.

Một số đạo diễn khác tin rằng tập dượt là thiết yếu cho diễn xuất. Đối với Christopher Nolan, đây chỉ đơn giản là một giai đoạn để xác định blocking. Đối với Greta Gerwig, đây là quá trình hiểu được gốc rễ cảm xúc của từng cảnh.

Tập dượt có thể diễn ra trong quá trình tiền kỳ và có thể kéo dài từ một vài ngày đến vài tuần. Một số đạo diễn khác ưu tiên tập dượt vào ngày trước ngày bấm máy. Tất cả đều phụ thuộc vào cách tiếp cận của đạo diễn, mối quan hệ với diễn viên, và lịch làm việc của diễn viên.

Bất kể tập dượt diễn ra theo hình thức nào, tốt nhất là đạo diễn nên biết họ muốn gì từ quá trình tập dượt. Đối với các buổi tập đầu tiên, đạo diễn thường bắt đầu với những diễn giải về dự án và trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Sau đó là đọc kịch bản ban đầu. Đây nên là quá trình làm việc thoải mái, được ghi nhớ lại từng chỗ quan trọng và không có blocking, tùy thuộc vào sự chuẩn bị và ưu tiên của diễn viên.

Sau đó, đạo diễn và diễn viên sẽ làm việc cùng nhau để thực hiện các beat cảm xúc của cảnh. Việc này có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm tập dượt từng dòng kịch bản hoặc ứng tác.

Nhìn chung, cần không gian tập dượt là thời gian để thử nghiệm. Dành không gian cho tập dượt cho phép diễn viên dành thời gian với nhân vật mà không gặp phải áp lực vì một khi máy quay và ê-kip bắt đầu tham gia vào, thời gian trở nên quý báu hơn nhiều.

ĐẠO DIỄN VÀ DIỄN VIÊN KHI ON SET
Sau khi đã trải qua nhiều công đoạn làm việc với nhau, từ khi casting, nhận và phân tích kịch bản, tập dượt, giờ đây đạo diễn và diễn viên sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn quan trọng nhất - on set. Bối cảnh đã được thiết kế, ánh sáng đã được lắp đặt, thu thanh sẵn sàng, máy quay đã chạy.

Tất nhiên, sẽ luôn luôn có lúc diễn viên đòi hỏi thêm chỉ đạo diễn xuất trong quá trình quay phim. Chìa khóa để chỉ đạo diễn xuất trong các tình huống này là thiết lập môi trường để diễn viên cảm thấy thoải mái.

Nếu diễn viên cảm thấy môi trường trên set là không gian an toàn để trở nên nhạy cảm hơn, cảm hứng hơn, diễn xuất của diễn viên sẽ trở nên tốt hơn. Mặt khác, môi trường trên set gây lo lắng và không thân thiện sẽ dễ dàng dẫn đến diễn xuất bị ảnh hưởng.

Dù các ghi chú cần thiết trong kịch bản đã được chuẩn bị từ trước đó, nhưng tốt nhất là đạo diễn và diễn viên vẫn nên giữ tinh thần cộng tác. Nên tránh những ghi chú theo kết quả một cách cụt lủn, ví dụ như “tức giận hơn”, “ít năng lượng đi”. Mặc dù những ghi chú này có vẻ dễ hiểu nhưng sẽ bỏ qua đi cả quá trình cũng như sự thật cảm xúc của cảnh phim. Kết quả là, thay vì đưa ra những lựa chọn dựa trên nhân vật, diễn viên sẽ chỉ tập chung vào đóng giận dữ.

Một cách tiếp cận tốt hơn thường là cho diễn viên ghi chú để họ có thể đi đến diễn xuất theo mong muốn một cách hữu cơ. Một kỹ thuật phổ biến đạo diễn sử dụng là nhắc cho diễn viên một dữ kiện trong câu chuyện.

Ví dụ như nếu bạn muốn diễn xuất của diễn viên giận dữ hơn trong cảnh nhân vật đang đối đầu với người anh. Một ghi chú dựa trên dữ kiện như “hãy nhớ rằng, anh ta đã đánh cắp vợ của bạn trong 15 năm” sẽ dẫn đường cho diễn viên đóng đúp (take) tiếp theo giận dữ hơn.

Diễn xuất là công việc rất khó. Diễn xuất yêu cầu sự nhạy cảm, kiên nhẫn, và nhận thức về cảm xúc sắc bén. Công việc của đạo diễn là giúp diễn viên nắm được những phẩm chất này và truyền dẫn chúng vào trong diễn xuất.

(Nguồn: Studiobinder)

Tham khảo: 
Khóa học Nghiệp vụ đạo diễn tại TPHCM
Khóa học làm phim cơ bản tại TPHCM
Khóa học làm phim cơ bản tại Hà Nội
0936157939 (HN) 0335505930 (TPHCM)