Trợ lý đạo diễn không phải là người trợ lý của đạo diễn. Một người trợ lý của đạo diễn thường đóng vai trò hành chính trong quá trình sản xuất. Ngược lại, vai trò của trợ lý đạo diễn làm việc trực tiếp và khối lượng công việc lớn hơn rất nhiều.
Nhiều đoàn làm phim có trợ lý đạo diễn thứ hai (2nd AD). Đây là trợ lý đạo diễn làm việc dưới quyền của trợ lý đạo diễn thứ nhất. Họ có thể hoàn thành các công việc với 1st AD hoặc được phân công các công việc riêng. Trợ lý đạo diễn thứ nhất thường là người liên lạc dành cho các diễn viên thay thế và quần chúng. Trong khi đó, trợ lý đạo diễn thứ hai thường là người liên lạc dành cho các ngôi sao.
Một số đoàn làm phim lớn có thể có nhiều trợ lý đạo diễn làm việc dưới trợ lý đạo diễn thứ hai, bao gồm Trợ lý đạo diễn thứ hai của thứ hai (2nd 2nd AD), trợ lý đạo diễn thứ ba (3rd AD), trợ lý đạo diễn bổ sung (đôi khi còn gọi là 4th AD).
Trợ lý đạo diễn đảm bảo tất cả mọi thành viên trong giai đoạn sản xuất nắm được lịch của họ và công việc quay phim diễn ra đúng tiến độ. Công việc của trợ lý dạo diễn bắt đầu từ giai đoạn tiền kỳ và tiếp tục đến xuyên suốt giai đoạn hậu kỳ. Việc lên lịch và tổ chức của trợ lý đạo diễn sẽ giúp công việc của đạo diễn suôn sẻ hơn.
Các nhiệm vụ phổ biến của trợ lý đạo diễn gồm có:
- Hỗ trợ đạo diễn khi cần thiết
- Điều phối hoạt động sản xuất
- Giám sát diễn viên và ê kip để đảm bảo tất cả mọi thứ đều hoạt động đúng
- Báo cáo với văn phòng sản xuất về tiến độ quay
- Đảm bảo quá trình sản xuất phim đúng với tầm nhìn sáng tạo của đạo diễn
- Đảm bảo quá trình sản xuất đúng với ngân quỹ làm phim
- Đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh
Tham khảo
CÔNG VIỆC CỦA TRỢ LÝ ĐẠO DIỄN
1. Breakdown kịch bản: Trợ lý đạo diễn bóc tách kịch bản (script breakdown) để xác định các yếu tố thiết yếu trong từng cảnh. Các yếu tố thiết yếu này bao gồm:
- Các nhân vật chính, phụ và nhân vật quần chúng (bao gồm người đóng và động vật)
- Đạo cụ và thiết kế bối cảnh
- Phục trang và hóa trang
- Cảnh đóng thế
- Hiệu ứng đặc biệt
- Âm thanh và âm nhạc
2. Tạo storyboard và shot list: Trợ lý đạo diễn dựa vào bóc tách kịch bản để làm storyboard và shot list. Họ làm việc cặn kẽ với đạo diễn và đạo diễn hình ảnh (DOP) trong giai đoạn này. Storyboard và shot list giúp đoàn làm phim hiểu được tầm nhìn của đạo diễn.
3. Lên lịch quay: Trợ lý đạo diễn làm lịch quay dựa trên bóc tách kịch bản. Lịch quay cần tính đến địa điểm quay và diễn viên. Lịch quay cũng ghi chú lại phục trang, đạo cụ, và trang trí bối cảnh cho từng ngày quay.
4. Chuẩn bị call sheet: Trợ lý đạo diễn thường làm call sheet dựa trên lịch quay. Các lịch quay mỗi ngày được gửi cho diễn viên và ê kip. Các lịch quay thông báo cho những người có liên quan trong giai đoạn sản xuất biết họ cần phải có mặt ở đâu và lúc nào. Các trợ lý đạo diễn thường làm việc với điều phối sản xuất và sản xuất khi thực hiện công việc này.
5. Giám sát tiến độ hàng ngày so với tổng thể lịch quay: Trợ lý đạo diễn thường xuyên giám sát tiến độ sản xuất, so với toàn bộ lịch quay. Nếu một các cảnh quay tốn nhiều thời gian hơn dự kiến, trợ lý đạo diễn sẽ tìm cách bù lại vào những ngày tiếp theo để quá trình sản xuất trở lại theo đúng lịch. Trợ lý đạo diễn báo cáo tiến độ sản xuất định kỳ cho studio.
CÁC PHẨM CHẤT ĐỂ TRỞ THÀNH TRỢ LÝ ĐẠO DIỄN
Sau đây là một số kỹ năng để giúp bạn trở thành trợ lý đạo diễn thành công.
1. Sẵn sàng tham gia vào quá trình tiền kỳ: Các trợ lý đạo diễn phải tham gia quá trình sản xuất từ rất sớm. Trong quá trình tiền kỳ, 1st AD lập kế hoạch kĩ càng để đảm bảo giai đoạn sản xuất diễn ra trơn tru. Họ cũng dành thời gian để liên kết với các tổ khác, trao đổi với các thành viên đoàn làm phim để đảm bảo mọi người hiểu vai trò và chuẩn bị đúng. 1st AD cần quyết đoán và khởi xướng mọi cuộc thảo luận, thay vì chờ được gọi đến.
2. Giao tiếp đặc biệt hiệu quả: Những trợ lý đạo diễn giỏi nhất là những chuyên gia giao tiếp. Họ lắng nghe tầm nhìn của đạo diễn và diễn giải cho các thành viên khác trong đoàn làm phim cách để có thể hiện thực hóa tầm nhìn này. Họ có thể giao tiếp dễ dàng và hiệu quả với những người khác nhau trên set bằng một ngôn ngữ mà tất cả mọi người đều có thể hiểu.
3. Giao phó nhiệm vụ nếu có thể: Trợ lý đạo diễn giỏi nhất là người không cố làm tất cả mọi thứ một mình. Họ xác định khi khối lượng công việc quá lớn và tìm đúng người để giao phó nhiệm vụ. Giao phó hiệu quả sẽ đảm bảo tất cả mọi công việc nhận được sự quan tâm cần thiết.
4. Không bao giờ quản lý nhân sự vi mô: Khi trợ lý đạo diễn làm việc cặn kẽ với đoàn làm phim, họ biết cách để giúp mọi thành viên trong đoàn thành công. Họ tin tưởng các thành viên trong đoàn và những hướng đi được đặt ra. Quản lý cực đoan, tập trung nhiều sự chú ý đến những chi tiết nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến động lực và gây ra sự oán giận, thù hằn, gây tác động xấu đến tinh thần làm việc của đoàn làm phim trên set.
Trợ lý đạo diễn cần có các kỹ năng sau
- Năng lực lãnh đạo: Là đầu mối liên lạc cho toàn bộ dàn diễn viên và êkip, trợ lý đạo diễn phải là những người lãnh đạo, có khả năng tạo động lực và tổ chức nhân sự.
- Kỹ năng tổ chức: Trợ lý đạo diễn dựa vào các kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian để lập lịch, đảm nhiệm nhiều việc cùng một lúc xuyên suốt quá trình quay phim, đảm bảo công việc sản xuất chạy theo đúng thời gian và ngân quỹ cho phép.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trợ lý đạo diễn sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để hòa giải những bất đồng trên set và giúp quá trình sản xuất bắt kịp với tiến độ nếu bị chậm.
- Kỹ năng giao tiếp: Là đầu mối liên lạc của êkip và diễn viên, trợ lý đạo diễn phải giao tiếp rõ ràng, thấu đáo.
- Linh hoạt: Sự linh hoạt giúp trợ lý đạo diễn thích nghi với những sự thay đổi trong quá trình làm phim.
- Cam kết: Công việc trợ lý đạo diễn thường đòi hỏi lịch làm việc dày đặc. Vì vậy, cam kết với công việc là thiết yếu.
- Chú ý đến chi tiết: Trợ lý đạo diễn sử dụng khả năng chú ý đến chi tiết của họ để xác định vấn đề hoặc cách để sớm cải thiện được các vấn đề gặp phải.
Kiến thức về sản xuất phim: Là đầu mối liên lạc của toàn bộ dàn diễn viên và thành phần đoàn, trợ lý đạo diễn cần hiểu biết về tất cả tổ sản xuất.
- Kỹ năng IT: Trợ lý đạo diễn sử dụng phần mềm để lập lịch và các văn bản quan trọng khác.
Tham khảo